Trang trí quả trứng

Hội họa thúc đẩy não tiếp nhận và xử lý thông tin hình ảnh nhanh hơn, giúp bé phát triển khả năng quan sát và tăng tính nhạy cảm đối với cuộc sống.

Nhiều nghiên cứu cho rằng hội họa là một trong những hoạt động trí tuệ giúp con thông minh hơn vì đây là môn nghệ thuật giúp trẻ thể hiện ra bên ngoài được những suy nghĩ của mình và cụ thể hóa những quan sát hay trí tưởng tượng của bé về thế giới xung quanh… Do đó, thường xuyên vẽ sẽ kích thích khả năng quan sát, giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát triển thị giác, thúc đẩy các kỹ năng vận động, sự hiểu biết về không gian, phát huy trí tưởng tượng… Tất cả những điều này sẽ thúc đẩy não trẻ phát triển, giúp con thông minh hơn.

Bài này mẹ cùng con trang trí quả trứng nhé! Như chúng ta biết mùa lễ phục sinh là một trong những mùa lễ quan trọng của phương tây. Bài này cũng nằm trong các hoạt động trang trí quả trứng cho Lễ phục sinh.

Dụng cụ gồm:

–         1 tấm bìa cứng hoặc giấy ford loại dầy cắt hình quả trứng.

–         Băng keo dán gáy sách vì dùng loại thường khi gỡ ra dễ rách giấy

–         Phấn màu hoặc màu sáp, hoặc màu nước

Cách làm:

1

2

3

4

Chúng ta có thể trang trí trứng với nhiều kiểu khác nhau

Chúng ta có thể trang trí trứng với nhiều kiểu khác nhau

Vậy là con chúng ta có một quả trứng nhiều màu sắc phải không cả nhà, mọi người có thể thay phấn bằng màu nước, màu sáp để tạo nhiều quả trứng cho mùa phục sinh nhé.

Nào nhà PEE của chúng ta cùng bắt tay làm nào. Mẹ chụp hình và post lên facebook nhé, Hình nào được like nhiều nhất sẽ nhận được phần quà nho nhỏ từ mẹ Tin Tin nhé! Khởi động đê……..

Trò chơi và sự phát triển của trẻ

Chơi là một hoạt động thiết yếu trong sự phát triển của mọi trẻ. Thông qua chơi các trò chơi và chơi với đồ chơi, trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết và quan trọng như khả năng giao tiếp, tư duy trừu tượng, tương tác xã hội, phát triển sự tự trọng và cá tính, khả năng sáng tạo .

Chơi là gì?

Chơi là thời gian mà trẻ được tự do khám phá mọi thứ theo cách riêng và theo những bước riêng của mình với sự vui thích và thoải mái. Các hoạt động do trẻ chủ động chọn lựa để chơi gì và chơi như thế nào. Trẻ có thể không cần người khác tham gia vào trò chơi của trẻ.

Tại sao chơi lại quan trọng?

Chơi quan trọng vì nó đặt nền móng cho việc học của trẻ trong tương lai trong mọi lĩnh vực. Trẻ có thể thực hành những kỹ năng cũ và phát triển những kỹ năng mới. Các hoạt động này giúp trẻ tạo dựng sự hiểu biết về con người và mọi thứ xung quanh trẻ. Đó là nền tảng của sự giao tiếp. Chơi cho phép trẻ thử nghiệm học mà không có nguy cơ bị thất bại.

Chơi phát triển như thế nào?

Hoạt động chơi bắt đầu từ sự tương tác giữa mẹ/bố với con ngay từ khi trẻ còn nằm trong nôi, thông qua ánh mắt nhìn, trẻ nhận ra khuôn mặt của mẹ, tập phân biệt với khuôn mắt của bố, và có thể đùa nghịch với các ngón tay khi bú mẹ. Sau đó trẻ sẽ mở rộng mối tương tác với những người khác và những đồ vật xung quanh trẻ.

Khi chuẩn bị chơi với trẻ, hãy nghĩ về những câu hỏi sau:

Bạn sắp sửa làm những hoạt động nào và tại sao?

Bạn đã có mọi thứ đồ chơi/thiết bị mà bạn cần chưa?

Nơi bạn sẽ chơi cùng trẻ có phải là một nơi yên tĩnh, thư giãn và không có sự sao lãng không?

Bạn có thể tránh bị làm phiền trong một khoảng thời gian mà bạn chơi với con bạn không?

Những việc nên làm khi chơi với trẻ.

Nên chọn lựa các hoạt động phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và linh hoạt trong cách tiếp cận của bạn. Khi một cái gì đó hấp dẫn trẻ, hãy theo sự dẫn đường của trẻ. Bạn không thể bắt trẻ thích thú với những gì mà bạn chọn.

Hãy ngợi khen và khuyến khích trẻ khi trẻ cố gắng. Chơi không phải là một bài kiểm tra để trẻ phải vượt qua hay thất bại. Điều quan trọng là phải ngợi khen những cố gắng mà trẻ đã làm.

Cần giữ bình tĩnh và không xao lãng trong suốt thời gian bạn ở bên trẻ. Cũng như khuyến khích trẻ tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau. Đừng nên chỉ tập trung vào một loại chơi nào đó.

Trước khi chơi với trẻ, hãy chắc chắn là trẻ tỉnh táo và ngồi ở một vị trí thoải mái trong đó trẻ được tự do dùng tay của mình. Cho trẻ thấy là bạn đang thích thú chơi với trẻ thể hiện qua khuôn mặt và giọng nói của mình. Hãy đáp ứng một cách tích cực đối với bất kỳ một cố gắng nào mà trẻ đã thực hiện để chơi.

Chỉ nên chơi trong một thời gian ngắn. Khi trẻ bắt đầu mất hứng thú, hãy chuyển sang một hoạt động khác. Kỹ năng chơi của trẻ sẽ được tăng cường nếu bạn thực hiện từng bước nhỏ một và luôn lặp lại một hoạt động với trẻ.

Khi giới thiệu một hoạt động chơi mới, hãy làm mẫu hoạt động đó cho trẻ trước. Khi bạn nghĩ trẻ đã hiểu phải làm gì, hãy để cho trẻ tự thử làm.Việc chơi một mình cũng quan trọng đối với trẻ. Hãy cho trẻ cơ hội tự thử nghiệm và khám phá mọi thứ.

Những điểm quan trọng cần nhớ về chơi

Chơi là một phần thiết yếu trong sự phát triển của mọi trẻ. Thông qua chơi, trẻ phát triển các kỹ năng cần thiết và quan trọng trong mọi lĩnh vực phát triển. Mọi kiểu chơi đều quan trọng như nhau, cũng như có liên quan chặt chẽ và phụ thuộc vào nhau.

Chúng ta cần đảm bảo là trẻ được trải nghiệm mọi kiểu chơi. Bởi vì các hoạt động chơi có nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau.

Bằng cách biết rõ những giai đoạn phát triển của chơi, chúng ta có thể nhận biết mức độ thực hiện chức năng của trẻ và giúp trẻ phát triển kỹ năng của trẻ từ đó. Để phát triển kỹ năng chơi, cần phải có thời gian và không được thúc trẻ tới một giai đoạn phát triển sau nếu giai đoạn phát triển trước chưa được thiết lập một cách hoàn hảo. Nên biết rằng, sự phát triển chơi ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng chơi, tham gia vào trò chơi của người lớn như thế nào.

Tài liệu tham khảo:

Tổ chức Y tế thế giới. World Health Organisation (1997). Hãy giao tiếp: một cuốn sách cẩm nang cho người đang làm việc với trẻ có khó khăn về giao tiếp. Let’s communicate: a handbook for people working with children with communication difficulties. World Health Organisation.

(sưu tầm)